5 Điều Cấm Kỵ Trong Giao Tiếp Của Người Pháp
13 Tháng Sáu, 2023
Bữa sáng của người Pháp Ra Sao
15 Tháng Sáu, 2023

Cách Làm Nông Nghiệp tạị Pháp

Cách Làm Nông Nghiệp tạị Pháp

Nếu bạn chưa biết học tiếng pháp ở đâu là tốt nhất. Cap Education – Tổ chức đào tạo tiếng pháp, tư vấn du học Phápdu học Canada và định cư Canada uy tín chất lượng hàng đầu Việt Nam. Với các khóa học nổi tiếng như: 

Tiếng pháp cơ bản
Tiếng pháp giao tiếp
Học tiếng pháp miễn phí
Luyện thi chứng chỉ TEF, TCF, DELF, DALF
Học tiếng Pháp thiếu nhi, độ tuổi từ 7 – 12 tuổi, với khóa đào tạo song ngữ Anh Pháp, hoặc khóa kết hợp Việt Pháp, giúp bé dạn dĩ giao tiếp trong môi trường quốc tế

Pháp được biết đến như một trung tâm công nghiệp của châu Âu, Thủ đô Paris được ví như “kinh đô ánh sáng” với thời trang thời thượng, điện ảnh, nghệ thuật, kiến trúc dẫn đầu. Nhưng ít ai biết, người Pháp “làm ruộng” cũng rất giỏi. Thậm chí, xuất khẩu nông sản của nước này đứng top đầu thế giới chỉ sau cường quốc Hoa Kỳ. Hãy cùng Cap France tìm hiểu về cách làm nông nghiệp ở đất nước hình lục lăng này nhé!

 

NỘI DUNG CHÍNH

 

  • Cường quốc nông nghiệp Pháp
  • Lịch sử nền nông nghiệp lâu đời của Pháp
  • Quy hoạch sản xuất tập trung “cánh đồng lớn”
  • Chính sách quản lý nông nghiệp của Pháp

 

  1. Cường quốc nông nghiệp Pháp

 

Pháp là nền kinh tế lớn thứ 6 thế giới theo GDP danh nghĩa và lớn thứ 2 châu Âu. Tuy nhiên, không nhiều người biết rằng nền nông nghiệp Pháp cũng đứng thứ 6 thế giới về sản lượng và đứng đầu Liên minh Châu Âu (EU).

 

Những sản phẩm nông sản “Made In France” luôn là niềm tự hào của nước Pháp khi mỗi nông dân tạo ra được thêm 5-7 việc làm cho ngành chăn nuôi hay chế biến. Mặc dù, chỉ chiếm gần 4% lực lượng lao động nhưng ngành nông nghiệp Pháp đủ sức nuôi toàn dân.

 

Nông nghiệp đóng vai trò khá quan trọng trong nền kinh tế khi đóng góp 3% tổng GDP. Sản lượng củ cải đường với 29 triệu tấn mỗi năm, đồng thời đứng đầu thế giới về sản lượng rượu vang với 5,3 triệu tấn mỗi năm. Quốc gia này đứng thứ 2 Châu  u về sản lượng sữa với 23,3 triệu tấn và cung cấp tới hơn 1,8 triệu tấn thịt cho thị trường khu vực hàng năm.

 

Đặc sản nổi tiếng của Pháp là rượu vang, rượu được làm từ nho trồng ở vùng Bordeaux. Ngành công nghiệp rượu vang thu về hơn 15 tỷ Euro (khoảng 15 tỷ USD) mỗi năm, 13.000 người tham gia trồng 116.000ha nho. Trong khi mười mấy triệu người Việt Nam trồng lúa trong năm 2021 xuất khẩu được 3,27 tỷ USD. Rượu, kiến trúc cổ, trang trại nho, viện bảo tàng ở Bordeaux tạo ra hệ giá trị liên thông từ nông nghiệp đến dịch vụ du lịch, lưu trú đem lại thịnh vượng cho người dân, thu nhập bình quân xấp xỉ 40.000 euro/người/năm.

 

  1. Lịch sử nền nông nghiệp lâu đời của Pháp

 

Mặc dù nổi tiếng với ngành nông nghiệp như vậy nhưng Pháp cũng từng là nước vô cùng lạc hậu trong nghề nông, thậm chí không thể tự cung tự cấp thực phẩm cho người dân. Để có được những thành công vang dội này, chúng ta phải lội ngược dòng về năm 2000 TCN với dân tộc Gaulois, những người trồng trọt đầu tiên trên đất Pháp. Đây là thời kỳ nông nghiệp manh mún tự phát và hiệu suất còn rất kém, chủ yếu mang tính chất hoang dã.

 

Phải đến năm 50, đế chế La Mã xâm lược đem theo kỹ thuật và hệ thống tổ chức cho toàn Châu  u tình hình mới được cải biến. Dẫu vậy mọi chuyện trở nên khó khăn hơn khi bước vào thời kỳ trung cổ, các nông dân trồng trọt trên đất của lãnh chúa với hiệu suất thấp và kỹ thuật lạc hậu.

 

Mọi chuyện chỉ thực sự thay đổi cho đến cuộc đại cách mạng bắt đầu vào năm 1789 khi giai cấp tư sản lật đổ chế độ chuyên chính quân chủ và giáo hội mà đỉnh điểm là việc hành quyết vua Louis XVI năm 1793. Trong đó, nông nghiệp đóng góp vai trò vô cùng quan trọng dẫn đến sự thay đổi hoàn toàn cả về chính trị, kinh tế, xã hội và kỹ thuật ở Pháp. Ngoài những yếu tố bất ổn trong xã hội thời đó, việc nông nghiệp Pháp mất mùa vài năm cùng sưu cao thuế nặng đã góp phần thúc đẩy cuộc nổi dậy của người dân trong cuộc đại cách mạng này. Sau thành công đó, thuế nông nghiệp được giảm, sở hữu đất đai của người dân được phân bố lại từ tay quý tộc và giáo hội. Kể từ đây, sản lượng nông nghiệp Pháp dần được ổn định nhưng chưa có nhiều đột phá về năng suất cho tới tận thế kỷ 19. Sự bùng nổ về công nghệ thời gian này đã khiến nông nghiệp Pháp tăng sản lượng tới 78%. Mặc dù vậy, câu chuyện bắt đầu chuyển hướng từ năm 1870 khi thực dân Pháp mở rộng xâm lược, hàng hóa thuộc địa tràn vào bản thổ cộng thêm sự bùng nổ của ngành công nghiệp cũng khiến nông nghiệp Pháp mất dần sức lao động, giá nông sản cũng tụt thê thảm.

 

Mãi đến cuối thế kỷ thứ 19, các nhà hoạch định chính sách Pháp mới dần chú trọng bảo vệ ngành nông nghiệp. Sự tự động hóa, hệ thống hóa trong công nghiệp cũng dần được áp dụng vào nông nghiệp, qua đó tạo bước tiến hoàn toàn mới cho toàn ngành. Ngày nay, thế hệ nông dân trẻ ở Pháp coi nông nghiệp là một ngành nghề đòi hỏi kỹ năng không kém gì những công việc khác. Người nông dân hải quy hoạch đất trồng, tính toán lượng phân bón, thuốc trừ sâu, trồng hay chăn nuôi thứ gì để đem lại lợi nhuận nhất.

 

  1. Quy hoạch sản xuất tập trung “cánh đồng lớn”

 

Pháp quy hoạch rõ ràng vùng chuyên canh, miền Bắc là nơi sản xuất ngũ cốc khổng lồ; trái cây, thịt lợn, sữa tập trung ở miền Tây; sản xuất thịt bò ở miền Trung. Quy hoạch sản xuất tập trung “cánh đồng lớn” là đặc trưng của nông nghiệp Pháp, nước này có nhiều nông trang khổng lồ chỉ chuyên canh một sản phẩm. Chính quyền địa phương tập trung nâng cao giá trị cho người nông dân.

 

Đi sâu vào mỗi nông trại là sự kết hợp tài tình để tận dụng tối đa nguồn lực. Ở những vùng có khí hậu ẩm ướt như phía Tây, trồng ngũ cốc với chăn nuôi gia súc, mỗi trang trại chia thành 3 khu vực nhà chăn thả, khu sinh thái ngoài trời và cánh đồng ngũ cốc.

 

  1. Chính sách quản lý nông nghiệp của Pháp

 

Chính sách nông nghiệp, công nghệ sinh học và khoa học thú y ở Pháp rất phát triển. Gia súc được kiểm soát sức khỏe từng đơn vị một, không có chuyện sản phẩm mang dịch bán “chui” ra thị trường. Tại các trang trại, động vật chăn nuôi được gắn mã số suốt đời, được kiểm nghiệm hàng tuần về chất lượng và sẽ bị phạt nặng cũng như hủy bỏ nếu vi phạm.

 

Mặc dù là nền nông nghiệp lớn, hiện đại nhưng những nhà quản lý Pháp rất tích cực giới thiệu sản phẩm ra thị trường quốc tế. Các cơ quan quản lý ở Pháp thực hiện hàng trăm nghìn cuộc kiểm tra chất lượng nông sản mỗi năm nhưng không nông dân nào cảm thấy phiền hà. Ngược lại kiểm tra thường xuyên là mấu chốt giúp sản phẩm ra thị trường an toàn tuyệt đối. Theo Bộ Nông nghiệp và Thực phẩm Pháp, nước này thực hiện khoảng 30.000 cuộc kiểm tra với các doanh nghiệp và 60.000 cuộc kiểm tra với các cơ sở giết mổ nhằm đảm bảo hàng nông sản của nước này luôn đạt tiêu chuẩn chất lượng.

 

Ngoài ra, Pháp thành lập khá nhiều các nghiệp đoàn nhằm đảm bảo chất lượng thịt giết mổ cũng như những sản phẩm nông sản khác. Nổi tiếng nhất trong số đó là Nghiệp đoàn đa nghề (Fict) và Hội liên ngành rau củ quả (Interfel). Bên cạnh đó, chính quyền Paris cũng lưu ý đến môi trường sinh thái khi đưa ra chương trình hạn chế sử dụng hóa chất trong các sản phẩm động thực vật, qua đó giảm gần 40% lượng kháng sinh sử dụng cũng như tiết kiệm chi phí.

 

Về lực lượng bác sĩ thú y, hàng năm Pháp chỉ đào tạo khoảng 140 người. Dù số lượng không cao nhưng chất lượng của những bác sĩ này rất tốt khi các học viên phải trải qua nhiều kỳ thi khắc nghiệt, thậm chí, khó hơn cả việc trở thành bác sĩ thường. Hiện, Pháp có khoảng 1.000 bác sĩ thú y công và 17.000 bác sĩ thú y tư.

 

Một yếu tố nữa khiến nông sản Pháp duy trì được đà tăng trưởng là do Chính phủ giải quyết tốt vấn đề đầu ra. Nghiệp đoàn Fict được thành lập từ năm 1924 với 309 doanh nghiệp, 37.000 lao động và 1,2 triệu tấn sản phẩm thịt hàng năm với tôn chỉ đảm bảo chất lượng của thịt Pháp cũng như tìm đầu ra cho sản phẩm này. Trong khi đó, Interfel được thành lập vào năm 1976, chịu trách nhiệm nghiên cứu thị trường, phân phối, vận chuyển… về rau quả cho các trang trại Pháp.

 

 

LIÊN HỆ NHẬN TƯ VẤN LỘ TRÌNH KHÓA HỌC TIẾNG PHÁP, ĐẠT TCF A2 – B2, DELF A2, DELF B1, DELF B2, DALF C1, VÀ DU HỌC PHÁP, DU HỌC CANADA, ĐỊNH CƯ CANAD

Mọi thông tin chi tiết vui lòng liên hệ:

Bạn muốn đăng ký học thử miễn phí Tiếng Pháp tại CAP, vui lòng đăng ký qua: Hotline/ Viber: +84 916 070 169

 

 

Tags: ̀ lam nong nghiep o phap, dat ve may bay, hoc tieng phaphoc tieng phap mien phitieng phap co ban, ve may bay gia re, du hoc phapdich vu du hoc phap va canada, gia ve may bay, dao tao tieng phapdich vu xin dinh cu canada

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *