7 Lợi Ích Du Học Dự Bị Tiếng Pháp
21 Tháng Chín, 2021
Hotline Điện Thoại Khi Cần Cấp Cứu ở Pháp
23 Tháng Chín, 2021

Hướng Dẫn Làm Bảo Hiểm Khám Chữa Bệnh Ở Pháp

Hướng Dẫn Làm Bảo Hiểm Khám Chữa Bệnh Ở Pháp

(Chuỗi hướng dẫn du học Pháp dành cho sinh viên năm đầu đến Pháp du học)

Nếu bạn chưa biết học tiếng pháp ở đâu là tốt nhất. Cap Education – Tổ chức đào tạo Tiếng Pháp, tư vấn Du Học Pháp, Du Học CanadaDịch vụ tư vấn Định Cư Canada uy tín chất lượng hàng đầu Việt Nam. Với các khóa học nổi tiếng như:

Tiếng pháp căn bản
Tiếng pháp giao tiếp hàng ngày
Tự học tiếng pháp online miễn phí
Học tiếng Pháp xin định cư (PR) Canada, cam kết đầu ra TEF 5
Học Tiếng Pháp nâng cao từ cơ bản A0 đến nâng cao B2, đào tạo đầy đủ 4 kỹ năng nghe – nói – đọc – viết, chuẩn khung tham chiếu đánh giá chung của Châu Âu (CEFR)
Học tiếng Pháp thiếu nhi, độ tuổi từ 7 – 12 tuổi, với khóa đào tạo song ngữ Anh Pháp, hoặc khóa kết hợp Việt Pháp, giúp bé dạn dĩ giao tiếp trong môi trường quốc tế
Luyện thi chứng chỉ TEF, TCF, DELF, DALF
Củng cố ngữ pháp tiếng Pháp
Luyện phát âm tiếng Pháp, chuẩn bản xứ

Bạn đã đặt chân đến đất nước hình lục lăng du học. Năm đầu tiên, có rất nhiều thủ tục hành chính phức tạp, bên cạnh đó, nhiều bạn còn gặp vấn đề về ngôn ngữ.
Tuy nhiên, bạn đừng quá lo lắng. Hãy tìm kiếm các thông tin du học Pháp và các thủ tục hành chính khi đến Pháp tại cổng thông tin du học Pháp của Cap Education tại www.capfrance.edu.vn
Bài viết này, Cap Education chia sẻ các bạn về việc khám chữa bệnh khi đi du học Pháp. Sinh viên mới đặt chân đến Pháp cần chuẩn bị hồ sơ gì, đăng ký bảo hiểm như thế nào, để đề phòng trường hợp ốm đau bệnh tật mà không cần trả bất kỳ khoản chi phí nào.
Chính phủ Pháp dành ngân sách rất lớn cho chăm sóc y tế sức khỏe. Mọi công dân của Pháp đều được hưởng lợi từ chính sách này. Bên cạnh đó, sinh viên nước ngoài đến Pháp du học tại một cơ sở giảng dạy được cấp phép cũng được hưởng quyền lợi về bảo hiểm y tế tương tự như sinh viên Pháp, mà không cần trả bất kỳ khoản phí nào.Chính vì vậy, việc đăng kí bảo hiểm y tế là một trong những việc ưu tiên hàng đầu mà bạn phải làm ngay khi đặt chân đến nước Pháp để phòng khi bệnh tật, ốm đau.
NỘI DUNG CHÍNH:
  • Tìm hiểu chung bảo hiểm y tế khám chữa bệnh tại Pháp
– Bảo hiểm xã hội Sécurié Social

– Bảo hiểm y tế bổ sung (une mutuelle)

  • Đăng ký bảo hiểm y tế (l’assurance maladie)/ Cách làm carte vitale dành cho sinh viên như thế nào ?
  • Hướng dẫn đăng ký bác sĩ điều trị/ bác sĩ gia đình (médicin traitant)
  • Hướng dẫn hoàn trả về chi phí y tế khám chữa bệnh tại Pháp
  • Hướng dẫn cách mua thuốc
  • Các số điện thoại khẩn cấp cần thiết khi bạn cần cấp cứu
1. Tìm hiểu chung bảo hiểm y tế khám chữa bệnh tại Pháp
Ở Pháp có 2 loại bảo hiểm cơ bản: Bảo hiểm xã hội (Sécurité Social) và Mutuelle
1.1. Bảo hiểm xã hội- Sécurité Social
Bảo hiểm xã hội là bắt buộc đối với mọi công dân ở Pháp bao gồm cả sinh viên nước ngoài sang Pháp học tập. Nó sẽ đảm bảo mọi điều kiện khám chữa bệnh của bạn khi gặp các rủi ro về sức khỏe. Nếu không có bảo hiểm, việc khám chữa bệnh ở Pháp là rất đắt đỏ,
Ví dụ: Đến gặp bác sỹ đa khoa để từ vấn về tình trạng sức khỏe: 20-25euros, bác sỹ chuyên khoa: 35-40euros, xét nghiệm máu bình thường: 60-70euros, nếu ốm đau nặng phải nhập viện thì chi phí mỗi ngày lên đến 300-500euros.
Với bảo hiểm xã hội bạn có thể được trợ cấp đến 70% chi phí bệnh viện, bác sỹ và thuốc men. Để được chi trả 100% chi phí khám chữa bệnh, thuốc men, bạn cần mua thêm 1 loại bảo hiểm tự nguyện mutuelle.
Một chính sách mới của chính phủ Pháp áp dụng từ năm học 2019 – 2020, sinh viên bao gồm cả sinh viên ở ngoài khối EU, đều không phải đóng phí bảo hiểm y tế nữa, thay vì trước đây các bạn sẽ phải đóng khoản phí này 217 euros/ 1 năm. Tức có nghĩa, với visa étudiant đến Pháp học tập, bạn được hưởng dịch vụ khám chữa bệnh, lấy thuốc mà không cần đóng phí bảo hiểm xã hội này.
1.2. Bảo hiểm y tế bổ sung (une mutuelle)
Đây là loại bảo hiểm không bắt buộc, tuy nhiên, nếu bạn muốn được chi trả toàn bộ viện phí, thuốc mem (có những loại thuốc rất đắt đỏ), CAP khuyên bạn nên mua thêm 1 gói bảo hiểm bổ sung une mutuelle. Với sinh viên, bạn có thể lựa chọn gói 10 euros/1 tháng. Với gói này, những bệnh nào được bảo hiểm chi trả, bạn sẽ được chi trả số còn lại 30%.
Đối với những bạn bị cận, hoặc muốn niềng răng, có thể tìm hiểu các gói cao hơn khoảng 35 euros/1 tháng. Vì niềng răng, hoặc làm mắt kiếng tại Pháp rất đắt đỏ.
2. Đăng kí bảo hiểm xã hội (l’assurance maladie)
Bạn cần đăng kí bảo hiểm xã hội bằng cách :
•Đến trực tiếp Quỹ bảo hiểm y tế cấp một CPAM (la caisse primaire d’assurance maladie) gần nhất với nơi cư trú hoặc
• Đăng kí trên trang web etudiant-etranger.ameli.fr.
Hồ sơ để đăng ký bảo hiểm xã hội :
  • Passport
  • Visa
  • Thẻ sinh viên
  • Giấy khai sinh bản dịch tiếng Pháp (vital record) (có nơi họ chấp nhận bản dịch tiếng Pháp tại Việt Nam nhưng có nơi thì không, do đó nếu nơi nào không chấp nhận thì bạn có thể đăng tin trên hội sinh viên Việt Nam tại Pháp để kiếm người dịch được công nhận – traducteur assermenté).
  • Số tài khoản ngân hàng RIB (xem cách mở tài khoản ngân hàng
Bạn sẽ được cấp một số bảo hiểm tạm thời (numéro provisoire) để dùng cho việc yêu cầu CPAM bồi hoàn các chi phí khám chữa bệnh bao gồm cả tai nạn lao động (accident du travail) và bệnh nghề nghiệp (maladie professionnelle).
Sau khi đã có được số an sinh xã hội chính thức (Un numéro de sécurité sociale) thì bạn phải tạo một tài khoản trên ameli.fr : đây là không gian cá nhân cho phép bạn truy cập tất cả các dịch vụ từ máy tính, điện thoại di động hay máy tính bảng, để bạn theo dõi tiền bồi thường, tải xuống các hồ sơ của bạn, liên hệ với tư vấn qua email.
Số bảo hiểm chính thức (numro de securite sociale) có 15 số và bắt đầu bằng số 1 hoặc 2. Nếu số bạn nhận được không bắt đầu bằng sô 1 hoặc 2 thì nó là số bảo hiểm tạm thời (numéro provisoire)
Trên tài khoản này bạn cũng có thể hoàn tất biểu mẫu trực tuyến để yêu cầu thẻ bảo hiểm y tế (la Carte Vitale)
Để thuận lợi hơn cho việc khám chữa bệnh và mua thuốc, các bạn cần có thẻ “carte vitale”. Khi có thẻ “carte vitale”, khi khám bệnh hoặc mua thuốc, bạn dùng thẻ đó để thanh toán 70% chi phí nếu chỉ có bảo hiểm xã hội. Vì vậy, bạn cần phải làm carte vitale sớm nhất có thể
3. Đăng kí bác sĩ điều trị (médecin traitant)
Bạn cần đăng kí trước một bác sĩ điều trị (là bác sĩ đa khoa) để khi có bệnh, bạn sẽ liên hệ để đặt lịch hẹn khám bệnh cũng như bạn phải khai báo trên tài khoản ameli.
Để đăng ký, bạn có thể lên hai trang web sau để tìm bác sĩ : doctolib hoặc annuairesante.ameli.
Sau khi tìm được bác sĩ điều trị rồi, nếu bác sĩ đồng ý, bạn và bác sĩ sẽ cùng kí một mẫu đơn và nộp cho bảo hiểm.
Nếu bạn bị bệnh, bạn phải đến khám bác sĩ điều trị trước (médecin traitant), sau đó nếu cần thiết, họ sẽ giới thiệu cho bạn một bác sĩ chuyên khoa. Bạn không được đến khám bác sĩ chuyên khoa khi chưa có sự đồng ý của bác sĩ đa khoa (là bác sĩ điều trị mà bạn đã đăng kí).
4. Hoàn trả chi phí y tế
Nếu bạn chưa có thẻ bảo hiểm (carte vitale), bạn phải thanh toán trước mọi chi phí đồng thời yêu cầu bác sĩ điền 1 phiếu gọi là hóa đơn y tế ( feuille de soins). Sau đó bạn gửi phiếu này và đơn thuốc (nếu có) đến CPAM và đến công ty bảo hiểm tế bổ sung (nếu bạn mua bảo hiểm này).
Yêu cầu phải được thực hiện ít nhất 15 ngày và không muộn hơn 3 tháng sau ngày của hóa đơn y tế (feuille de soins).
Khi đã có thẻ bảo hiểm (la carte vitale) thì bạn cần xuất trình để khỏi phải trả trước chi phí khám y tế. Mọi thông tin liên quan đến việc hoàn trả các chi phí y tế đều thể hiện trên tài khoản www.ameli.fr
5. Mua thuốc
Các nhà thuốc tại Pháp đều mở cửa từ 9h sáng đến 19h – 20h, trừ thứ 7, chủ nhật và các ngày lễ. Tuy nhiên, có những nhà thuốc mở cửa suốt đêm, cả chủ nhật và ngày lễ để phục vụ cho những trường hợp khẩn cấp.
Các hiệu thuốc chỉ bán thuốc cho bạn khi bạn xuất trình được toa thuốc. Một số loại thuốc bạn được phép mua mà không cần bác sĩ kê đơn như đau đầu, ho, sốt, cảm cúm …. hoặc thực phẩm chức năng.
6. Các số điện thoại cần thiết khi cần cấp cứu
Khi bạn hoặc bạn bè, hàng xóm có vấn đề nghiêm trọng về sức khỏe cần gọi cấp cứu thì những số điện thoại bên dưới sẽ giúp ích cho bạn:
•112 (les Urgences – Cấp cứu)
•15 (le SAMU, Service d’Aide Médicale Urgente – Dịch Vụ Hỗ Trợ Y Tế Khẩn Cấp)
•18 (les Pompiers – Lính cứu hỏa)
•36 24 (số điện thoại khẩn cấp để bác sĩ đến nhà nếu bạn không thể di chuyển, luôn sẵn sàng 24h/7)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *